Hơn 20,000 người quan tâm, hơn 2000 bức ảnh đã được thu thập đó đều là sự chung tay góp phần giảm kì thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV.

Năm 2020 đánh dấu cột mốc 30 năm Việt Nam nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS. Glink đã đi cùng 1/3 chặn đường trên cuộc đua đầy gian nan, vất vả ấy. Ngày nay, HIV là một bệnh mãn tính có thể kiểm soát được, và chỉ còn có rất ít người sống chung với HIV tiến tới giai đoạn AIDS, tỉ lệ tử vong do HIV cũng giảm đi rất nhiều.

Nói cách khác, người sống chung với HIV hoàn toàn có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc như những người không có HIV khác trong xã hội nếu được phát hiện kịp thời và tuân thủ điều trị HIV bằng thuốc kháng vi-rút (ARV). Bên cạnh việc chăm lo cho sức khỏe bản thân, người có HIV có thể chủ động dự phòng lây truyền HIV cho người khác khi tình trạng nhiễm HIV của họ được kiểm soát dưới ngưỡng phát hiện (K=K hay Không lây phát hiện = Không lây truyền, ý chỉ việc người sống chung với HIV khi tuân thủ điều trị ARV có thể giảm tải lượng vi-rút xuống dưới mức 200 bản sao/ml máu thì không còn khả năng lây truyền cho người khác).

Tuy nhiên, kì thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV có thể là rào cản để người sống chung với HIV có thể thoải mái, lạc quan và tự tin điều trị, đồng thời những người có nguy cơ nhiễm HIV cũng ngại tiếp cận với các dịch vụ dự phòng HIV theo nhu cầu. Do đó, nhân kỉ niệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS, Glink trân trọng và tự hào giới thiệu đến cộng đồng bộ ảnh truyền thông “1000 Nụ Cười” với thông điệp giảm kì thị và phân biệt đối xử với HIV.

Một số hình ảnh nhân vật tiêu biểu.

 

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED