Bệnh quai bị có những nguy hiểm và biến chứng như thế nào đặc biệt là với chức năng sinh sản?
Biến chứng quai bị thường hay gặp nhất là sau khi bệnh khởi phát khoảng 1 tuần thì thường hay gặp nhất là khả năng sinh sản tức là chức năng tinh hoàn, buồng trứng. Bệnh sẽ gây ra viêm tinh hoàn và buồng trứng mà rất hay gặp nó chiếm khoảng 20-30%. Biến chứng thứ 2 là gây viêm màng tim, viêm cơ tim và viêm các cơ quan khác như cơ xương khớp. Biến chứng quai bị liên quan đến khả năng sinh sản khá là nặng nề vì virus quai bị khá là ái tính với các tế bào mầm suy tinh nằm trong tinh hoàn nên làm cho tinh hoàn bị teo đi làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản.
Hiện nay có những phương pháp điều trị như nào đối với những bệnh nhân có biến chứng quai bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Bệnh lý quai bị do virus gây nên nên không có thuốc đặc hiệu mà chỉ có hướng điều trị là làm giảm các triệu chứng ảnh hưởng của quai bị và làm giảm các nguy cơ diễn biến các biến chứng rất nguy hiểm về sinh sản như trên đề cập. Ví dụ như dùng thuốc hạ sốt để làm sao cho bệnh nhân hết sốt, dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân đỡ khó chịu, dùng các thuốc kháng sinh để dự phòng các tình trạng nhiễm khuẩn cơ hội khi bị sốt cao. Ngoài ra, có thể dùng nhiều loại Globulin miễn dịch để tăng sức đề kháng của cơ thể với virus gây nên.
Với những bệnh nhân bị biến chứng lâu dài như là tình hoàn bị tổn thương, những tế bào mầm bị tổn thương, bị giảm đi hoặc mất thì có thể tìm cách nào đó để hỗ trợ cho bệnh nhân nam giới đó tìm hoặc hỗ trợ tinh trùng để có thể sinh sản được bằng một vài phương pháp chuyên sâu trong chuyên khoa nam học như làm MicroTESE – Sinh thiết mô tinh hoàn dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn để tìm tinh trùng.
Với nữ giới các tổn thương quai bị khá hiếm gặp so với nam giới vì các tổn thương của nữ giới chủ yếu liên quan đến buồng trứng làm giảm nhẹ chức năng buồng trứng thôi thì không quá lo lắng nhiều, chỉ cần dùng đến phương pháp hỗ trợ sinh sản bình thường để hỗ trợ sinh sản vẫn có con được bình thường.
Tiêm vacxin phòng chống quai bị chính là các phòng bệnh hiệu quả nhất. Đối với trẻ em nên ở tiêm phòng vacxin ở tháng thứ 14 – 15 tuổi mũi đầu tiên sau đó tiêm nhắc lại khi 4 – 5 tuổi là tiêm đủ 2 mũi. Nếu người lớn mà chưa nhớ được ngày bé đã tiêm phòng hay chưa thì tiêm thêm 1 mũi vacxin dự phòng để tránh các nguy cơ bị quai bị.
Trường hợp nếu đã bị quai bị rồi thì tránh lây lan cho cộng đồng bằng cách phòng riêng trong thời điểm toàn phát và dự phòng các biến chứng của quai bị là dùng thuốc giảm đau hạ sốt, nếu có biểu hiện bất thường nặng như sốt kéo dài, tinh hoàn sưng đau lên thì cần đến bệnh viện để bác sỹ điều trị sớm cho mình.
Đặc biệt, khi phát hiện các dấu hiệu liên quan đến bệnh quai bị, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Lưu ý, những trường hợp thanh thiếu niên chưa có gia đình hoặc chưa đủ con khi bị bệnh quai bị đang có biến chứng viêm tinh hoàn, tốt nhất nên đến các trung tâm hỗ trợ sinh sinh sản để được trữ tinh trùng, duy trì khả năng sinh sản sau này.
#LIFE #LIFECentre #AroundU