Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh.

Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ:

  • Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có bạn tình mới, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.
  • Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.
  • Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ (như đã nói ở trên) nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.
  • Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên hơn (mỗi 3-6 tháng).
  • Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.

#LIFECentre #LIFE #AROUNDU

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED