Sức khỏe tâm trí của cộng đồng người đồng tính nam và người chuyển giới (MSM và TG), người có HIV có thể bị tác động như thế nào trong dịch COVID? Bài viết sau đây, sẽ cung cấp thông tin để giải đáp các thắc mắc này.

Bác sĩ Trần Lê Đức Trí hiện đang công tác tại phòng khám Glink Quận 10, Tp.HCM, chia sẻ thông tin, kiến thức về sức khỏe tâm trí của cộng đồng MSM và TG, người có HIV trong bối cảnh COVID. Bài viết dưới đây được tổng hợp nội dung từ chương trình “Diễn đàn Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng” (Community Care Forum) số thứ ba và một số tài liệu liên quan.

Cộng đồng LGBTIQ+ nói chung, cũng như cộng đồng MSM và TG nói riêng, vốn dĩ có khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm trí cao hơn các nhóm dân số khác. Sự kì thị và tự kì thị, phân biệt đối xử liên quan tới xu hướng tính dục, bảng dạng giới, thể hiện giới, v.v. là những nguyên nhân chủ yếu.

Vấn đề về sức khỏe tâm trí cộng hưởng với các vần đề sức khỏe thể chất, tương tác lẫn nhau. Điển hình có thể kể đến người chuyển giới gặp khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ thăm khám, chữa bệnh. Một người có giới tính trên giấy tờ là nam nhưng bản thân họ là người chuyển giới nữ hoặc ngược lại, gây cản trở khi sử dụng các dịch vụ khám phụ khoa, nam khoa. Và khi các nhu cầu đó bị cản trở, nó quay ngược lại tác động đến yếu tố tinh thần.

Nếu bạn là MSM, TG hoặc người có HIV, người đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc các vấn đề về sức khỏe tình dục và đang gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm trí không thể tự đối phó. Hãy nhấc máy và gọi cho phòng khám Glink để được tư vấn miễn phí thông qua số Hotline sau: 0932108534

Một nhân tố khác cũng có tầm ảnh hưởng là nguy cơ lây nhiễm HIV. Nhóm MSM và TG có nguy cơ lây nhiễm HIV cao bởi cách thức sinh hoạt tình dục qua các bộ phận vốn không được chuẩn bị tốt cho hoạt động này. Không chỉ xét trong điều kiện xã hội thường nhật, mà còn đặc biệt chú trọng bối cảnh COVID đang diễn ra, tất cả những yếu tố này, sự tác động qua lại của chúng, và các biểu hiện, vấn đề sức khỏe tâm trí phổ biến đều được bác sĩ Trần Lê Đức Trí trình bày trong video clip ghi lại buổi chia sẻ ở trên.

Ngoài ra, trong video còn có phần hướng dẫn sử dụng thiết bị đo nồng độ Oxy máu (Sp02) tại nhà nhà từ bác sĩ Chuyên khoa I Trần Lê Viết Thanh – Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Glink. Qua đó, Glink mong muốn cộng đồng sẽ có thêm những sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần để chống chọi và vượt qua dịch COVID.

Nếu bạn là MSM, TG hoặc người có HIV, người đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc các vấn đề về sức khỏe tình dục và đang gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm trí không thể tự đối phó. Hãy nhấc máy và gọi cho phòng khám Glink để được tư vấn miễn phí thông qua số Hotline sau: 0932108534

 

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED