Trong 40 năm qua, kể từ 5 trường hợp đầu tiên trên thế giới được báo cáo mắc bệnh suy giảm miễn dịch gặp phải sau giai đoạn nhiễm HIV, mà sau này được gọi là bệnh AIDS, có thể thấy HIV đã tác động không nhỏ đến lịch sử phát triển của xã hội. Thể hiện rõ nhất chính là sự kỳ thị, bệnh tật và cái chết. Chính vì điều đó càng thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sự chung tay của mọi người trên toàn cầu để chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS càng sớm càng tốt.

Theo báo cáo của UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS) tính đến năm 2020, số người nhiễm đang sống chung với HIV trên thế giới là khoảng 37,7 triệu người, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 1,8 triệu. Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện là 1,5 triệu, với khoảng 150.000 ca là trẻ em. Số người nhiễm HIV tử vong là khoảng 680.000 người. Mặc dù gánh nặng của dịch HIV/AIDS vẫn luôn thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, nhưng sự hiểu biết về dịch bệnh, cùng cách ứng phó hiệu quả đã tăng lên rất nhiều khi lượng người tiếp cận điều trị HIV nhiều hơn, số ca mất vì những nguyên nhân liên quan đến AIDS cũng đã giảm hơn ở hầu hết các khu vực trên thế giới.

Tuy vậy, những thách thức lớn hẳn còn đó khi dịch bệnh HIV/AIDS vẫn chưa kết thúc và đang tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó đáng lưu ý là những nhóm trọng điểm có nguy cơ cao lây nhiễm, dễ bị tổn thương: người tiêm chích ma túy, người chuyển giới và bạn tình của họ, người bán dâm và khách hàng của họ, nhóm đồng tính nam và nam quan hệ tình dục đồng giới khác. Cũng theo UNAIDS, số ca nhiễm HIV trên toàn cầu ở các nhóm này chiếm tới 65% và khi so sánh với quần thể cộng đồng nói chung thì số ca nhiễm cao hơn gấp nhiều lần theo thứ tự kể trên lần lượt là 35 lần, 34 lần, 26 lần và 25 lần.

Với khoa học và công nghệ tân tiến hiện nay, UNAIDS nhận định rằng, việc phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị HIV hoàn toàn có khả năng mở rộng để tiếp cận đến các nhóm cộng đồng là nhóm đích trong mục tiêu của bất kể dự án hay chiến dịch nào. Để đạt được hiệu quả này thì việc cùng chung tay, đoàn kết của mỗi người dân từ từng khu vực, quốc gia đến trên toàn cầu là điều quan trọng và cần thiết hơn cả. Đó cũng chính là điều mà thông điệp Chấm dứt đại dịch HIV/AIDS: Tiếp cận bình đẳng, Tiếng nói của mọi người được chọn để truyền tải đến công chúng nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1/12/2021) và hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11/2021 – 10/12/2021), trong bối cảnh nhiều người đang đấu tranh giành lấy cơ hội tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lẫn giúp người đang điều trị ARV tiếp tục duy trì liệu trình.

Tầm nhìn mà Ngày thế giới phòng, chống AIDS và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 mong muốn chính là sẽ không có ca nhiễm HIV mới, không có ca tử vong liên quan đến AIDS và không còn ai bị phân biệt đối xử. Điều này có nghĩa là, không ai bị nhiễm vi-rút nữa bởi chúng ta đã biết cách phòng chống, không ai mất vì căn bệnh mà chúng ta đã có thể điều trị tích cực để sống chung với nó và không ai bị bỏ lại phía sau, mà hoàn toàn được khuyến khích đưa ra tiếng nói của mình và bình đẳng trên mọi phương diện để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân. Đó còn chính là cam kết trong việc thúc đẩy chúng ta nhanh chóng chấm dứt dịch AIDS trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, một cam kết đầy tham vọng nhưng luôn rất khả thi trên hành trình biến nguyện vọng thành hiện thực.

Mượn câu nói của ông Michel Sidibé, Nguyên Giám đốc Điều hành UNAIDS từng chia sẻ: “By working together to ensure that no one is left behind, the AIDS epidemic can be ended.” (tạm dịch: Cùng chung tay với nhau để đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau, thì dịch AIDS mới có thể được chấm dứt”) để một lần nữa khẳng định và kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi tập thể hãy cùng nhau nỗ lực, đấu tranh ở bất kể hình thức nào miễn phù hợp với bản thân, được Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành cho phép thì hoàn toàn có thể hưởng ứng và chung tay cùng cộng đồng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS. Vì một thế giới ngày càng nhiều người có cuộc sống khỏe mạnh và viên mãn hơn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần, đặc biệt là nhân phẩm và quyền con người của họ luôn được tôn trọng, bảo vệ.


Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Tp.HCM 2: 872/10 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp – Hotline: 0909424534Fanpage
    • Phòng khám Thủ Đức: 17 Đường số 12, phường Trường Thọ, Tp.Thủ Đức  – Hotline: 0903881705Fanpage
    • Phòng khám Đồng Nai: C61 Khu Liên Kế – KDC Bửu Long, khu phố 1, phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa – Hotline: 0909694534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid (INH) càng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao….

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED