Đợt bùng phát dịch COVID lần thứ 4 này đã gây ảnh hưởng lớn đến hầu hết mọi mặt trong cuộc sống của người dân trên cả nước. Nhiều trường hợp gặp phải vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo lắng kéo dài, làm suy kiệt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, về lâu dễ gây trầm cảm và nhiều bệnh tật khác, mà trước mắt đó là COVID.

Tác hại do căng thẳng kéo dài

Việc luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và hay suy nghĩ ở nhiều người trong thời gian này là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng nếu không biết điều tiết cảm xúc, không chăm sóc bản thân thật tốt, không chịu tìm hiểu các thông tin tích cực, đúng đắn về dịch bệnh thì căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại cho chúng ta:

  • Thường xuyên cảm thấy sợ hãi, buồn bã vô cớ.
  • Rất hay tức giận với những điều nhỏ nhoi và mọi người xung quanh.
  • Có sự đảo lộn trong cảm giác thèm ăn, năng lượng và sở thích cá nhân.
  • Khó tập trung và hạn chế khả năng đưa ra quyết định.
  • Mất ngủ kéo dài hoặc hay gặp ác mộng khi ngủ.
  • Xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, phát ban trên da và một vài dấu hiệu liên quan đến dạ dày.
  • Các bệnh mãn tính (nếu có) sẽ bị chuyển biến xấu.
  • Sức khỏe tinh thần trở nên sa sút, tâm lý bất ổn.
  • Gia tăng khả năng tìm đến và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, ma túy,…

Vậy làm sao để giúp mình, giúp người có thể đối diện với sự căng thẳng mà vẫn đảm bảo thật tốt sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần xuyên suốt thời gian dịch bệnh kéo dài như hiện nay?

Mẹo nhỏ để đối phó với căng thẳng

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống nói chung và ở giai đoạn dịch bệnh như COVID nói riêng, chúng ta hãy:

  • Hạn chế đọc, nghe, xem các tin tức mang tính tiêu cực trên báo, đài, mạng xã hội,… Chỉ tiếp nhận thông tin đúng đắn từ các nguồn tin đáng tin cậy.
  • Không lạm dụng việc sử dụng điện thoại thông minh, TV, máy tính, máy tính bảng để thư giãn, giải trí quá lâu.
  • Cố gắng dành thời gian nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục đều đặn, xen lẫn những động tác yoga, thiền định để tâm trạng được thư thái.
  • Ăn uống đúng bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Trường hợp khó ngủ, có thể tìm nghe những bản nhạc, podcast, video mang tính chất “ru ngủ” cho người nghe. Hãy thử nhé, vì hiệu quả của nó khá tuyệt đấy.
  • Tránh sử dụng quá nhiều bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Luôn giữ kết nối, liên lạc với gia đình, bạn bè, người yêu hay bất kỳ một ai mà chúng ta cảm thấy thoải mái khi chia sẻ, trò chuyện. Cần lưu ý, không để bản thân rơi vào bế tắc và ở một mình quá lâu nếu cảm nhận được điều gì đó không ổn.
  • Liệt kê những cách đã từng giúp bạn vượt qua khó khăn trong quá khứ, và tận dụng các biện pháp này để kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân trong khoảng thời gian đầy thử thách này.
  • Vì dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn, nên chúng ta phải luôn tuân thủ các quy định trong công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Có thể trao đổi thêm với những bác sĩ, nhân viên y tế phụ trách khám, chữa bệnh cho mình nếu cần thiết.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa COVID lúc này là rất quan trọng, do đó đừng chần chừ, suy nghĩ hay đợi chờ loại này, của hãng kia, từ nước đó mới tiêm, mà hãy nhanh chóng tiêm chủng ngay khi đến lượt, vì còn rất nhiều người, nhiều quốc gia đang thiếu vaccine đấy. Cứ an tâm vì tất cả vaccine COVID được cấp phép lưu hành hiện tại đều đã qua kiểm duyệt an toàn. Nên nhớ rằng, chúng ta có quyền lựa chọn vaccine, nhưng vi rút SARS-CoV-2 thì không, nó tấn công tất cả mọi người trên toàn cầu.

Nếu bạn muốn được tư vấn, hỗ trợ điều trị khi trạng thái căng thẳng vẫn còn kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, bạn nên tìm đến phòng khám, bệnh viện phù hợp để điều trị. Glink hiện đang cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm trí cho khách hàng theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp, qua số hotline 0932.108.534. Với trường hợp gặp trực tiếp, Glink sẽ lên lịch phù hợp với mong muốn của khách hàng và luôn đảm bảo mọi biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch.

Học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh sẽ khiến bản thân và những người xung quanh trở nên kiên cường hơn để chống lại dịch bệnh. Bởi lẽ, sức khỏe luôn là điều quan trọng nhất của mỗi người, là tiền đề để tạo ra nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống cá nhân. Vì vậy đừng để căng thẳng trở thành mối nguy đe dọa đến sức khỏe, khi mà chúng ta hoàn toàn có thể đối phó với điều này.

 

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED