Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý giá, chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng.
- Điều kiện để được hiến máu là gì?
– Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
– Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
– Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.
– Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường
– Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.
+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.
2.Nếu bạn thuộc các trường hợp sau, bạn sẽ không được hiến máu:
- Dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi ở cả hai giới.
- Cân nặng dưới 42kg đối với nữ và 45 kg đối với nam.
Khi đã đủ các điều kiện trên rồi, bạn không nên và cũng không được hiến máu khi là một trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, đang có kinh nguyệt, đặc biệt là cường kinh, rong kinh, đa kinh…
- Có bệnh tim mạch
- Huyết áp cao hoặc huyết áp thấp
- Có tiền sử phẫu thuật tim mạch, cắt hoặc ghép bộ phận, cơ thể người
- Đang bị thiếu máu
- Có bệnh thấp khớp
- Mắc bệnh đái tháo đường
- Nhiễm lao
- Mắc bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, các tình trạng dị ứng nặng
- Ung thư máu
- Người bị nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu
- Viêm gan B hoặc C, giang mai, sốt rét…
- Đang mắc bệnh viêm loét, hoặc nhiễm trùng
- Đang trong giai đoạn sốt cao
- Thường xuyên có tình trạng chóng mặt, choáng váng
- Đang ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính các kim loại nặng hoặc hóa chất
- Đang dùng thuốc kháng sinh
- Rối loạn đông máu
- Những người nghiện ma túy
- Đã đi du lịch đến các khu vực đang có dịch bệnh và những nơi được coi là “có nguy cơ bệnh dịch”. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn hiến máu, bạn cần chờ một năm sau khi trở về từ chuyến đi đó.
PrEP là gì?
PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Pre-Exposure Prophylaxis – có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV – Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE (TDF) 300mg và EMTRICITABINE (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.
Dùng PrEP có hiến máu được không?
Được! Dùng PrEP không có nghĩa đang điều trị HIV. Do đó, người sử dụng PrEP nếu thỏa những điều kiện nêu ở mục 1 & không thuộc những trường hợp ở mục 2 thì hoàn toàn có thể hiến máu.