Từ tháng 9/2015, WHO khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên sử dụng PrEP (viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis hay dự phòng trước phơi nhiễm HIV). Tính tới thời điểm hiện tại, PrEP là một biện pháp dự phòng HIV có hiệu quả đáng kinh ngạc. Có thể nói, PrEP đang trở thành một trong những kỳ vọng chấm dứt HIV toàn cầu.

PrEP – Dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Sẽ có nhiều người băn khoăn với câu hỏi PrEP là gì, có đáng tin cậy như những lời quảng cáo? PrEP được viết tắt từ cụm từ Pre-Exposure Prophylaxis. PrEP là loại thuốc ngăn ngừa nhiễm HIV ở những người không nhiễm bệnh. Tuy nhiên, PrEP không dành cho tất cả mọi người, PrEP đặc biệt dành cho nhóm người có nguy cơ mắc HIV cao.

Thuốc PrEP được sản xuất dưới dạng viên nén uống trực tiếp, rất thuận tiện cho người sử dụng.

Lọ thuốc PrEP

Hiệu quả của PrEP hơn 90%

Các thử nghiệm về PrEP đã diễn ra ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiệu quả của thuốc đã được ghi nhận sau những thử nghiệm lâm sàng trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy. Tuy nhiên, để PrEP có thể phát huy được tối đa hiệu quả, người dùng phải tuân thủ việc uống thuốc mỗi ngày và đúng giờ.

Cần làm gì trước khi sử dụng PrEP?

Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.

Nên theo dõi chức năng gan, thận khi sử dụng PrEP

Nghiên cứu IPrEx về độ an toàn lâu dài của PrEP với thận, xương, đã khuyến cáo như sau: không sử dụng PrEP nếu eGFR < 60 ml/phút. Nếu xuống dưới 60ml/phút thì phải dừng PrEP ngay. Cũng theo một nghiên cứu lâm sàng của IPrEx thì mật độ khoáng xương có dấu hiệu giảm khoảng 0,4 – 1,5% khi mới sử dụng PrEP. Tuy nhiên, sau một thời gian, mật độ khoáng xương trở lại mức ban đầu.

PrEP có những tác dụng phụ nào và cách xử trí?

Thuốc PrEP ít có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ có chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy… xảy ra trong vài ngày đầu sử dụng. Nếu hiện tượng trên kéo dài hơn 2 tuần, nên nhanh chóng đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh.

Thuốc PrEP có dạng viên nén uống trực tiếp

Đến đâu để khám & tư vấn về PrEP?

Ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp như tìm các ca bệnh cũ qua rà soát từ bệnh viện, cơ sở điều trị HIV; tìm ca bệnh mới từ cộng đồng thông qua các cơ sở cung cấp dịch vụ, rà soát trong các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao v.v… đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền đưa PrEP đến gần hơn với nhóm người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vì thế, người dùng không khó khi muốn muốn tiếp cận với PrEP.

Để sử dụng PrEP, người dùng có thể đến các cơ sở y tế nhà nước để thăm khám và tư vấn về việc sử dụng PrEP hoặc đến các phòng khám tư nhân có cung cấp các dịch vụ này. Tại TP.HCM, người dùng PrEP có thể đến một trong cácc phòng khám Glink:

Phòng khám Glink Quận 10, 163/16/5 đường Tô Hiến Thành, quận 10, Tp,HCM

Phòng khám Glink Thủ Đức, 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Phòng khám Glink Hai Bà Trưng, 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phòng khám Glink Ninh Kiều, 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Phòng khám Glink Quán Bàu, 5A ngõ 112 đường Lệ Ninh, phường Quán Bàu, Tp. Vinh, Nghệ An

Tư vấn PrEP tại phòng khám Glink

PrEP có miễn phí?

Hiện tại, các chuỗi phòng khám của Glink đang có nhiều hình thức cung cấp PrEP. Khách hàng có thể chọn tiếp cận PrEP phù hợp với yêu cầu và tình trạng tài chính cá nhân. Tuy nhiên, hiện tại Glink cũng đang tham gia chương trình cung cấp PrEP miễn phí. Để biết rõ về chương trình, khách hàng có thể liên đến trực tiếp các phòng khám hoặc gọi điện thoại để được tư vấn.

Liên hệ Glink ngay:

Facebook:

  • Hà Nội:  Số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – 093 123 65 34
  • TP.HCM – quận 10: 163/15/6 Tô Hiến Thành, phường 13, Q.10 – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận Thủ Đức: 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – 0903 881 705
  • Cần Thơ: 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – 078 778 7455
  • Nghệ An: Số 5A ngõ 112 Lệ Ninh, Khối 8 – Phường Quán Bàu, TP. Vinh – 091 314 02 34

 

 

Related News

  • LGBT Sexual Harassment

    Sexual violence and assault affects every demographic and every community, including the LGBT community. According to the US CDC, individuals of the LGBT community experience sexual assault at similar or higher rates than straight people. Sexual harassment in the workplace is inappropriate and unlawful. Regrettably, many employers do not take such matters seriously and do…

  • Hidden definitions in IDAHOBIT

    On May 17, 1990 – the World Health Organization removed homosexuality from the Classification of Diseases and Related Health Problems. International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia (IDAHOBIT) celebrates LGBTQIA+ people globally, and raises awareness for the work still needed to combat discrimination. Homophobia Homophobia encompasses a range of negative attitudes and feelings toward…

  • Common Opportunistic Infections when you living with HIV

    People with HIV have badly damaged immune systems. They get an increasing number of severe illnesses, called opportunistic infections (OIs). Opportunistic infections (OIs) are illnesses that occur more frequently and are more severe in people with HIV. This is because they have damaged immune systems. Today, OIs are less common in people with HIV because…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED