Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước, có rất nhiều bệnh nhân HIV tự điều trị bên ngoài và trả tiền để mua thuốc nhằm được dịch vụ riêng tư và phục vụ tốt hơn. Tuy nhiên, khác với các phòng khám công lập chỉ định một tên thuốc miễn phí, nơi bệnh nhân tự chi trả để điều trị HIV có rất nhiều tên thuốc khác nhau, xuất xứ nhiều quốc gia, giá cả cao thấp có đủ,…
“Tám” chuyện ARV kì đầu tiên sẽ lý giải về hiện tượng giá thuốc HIV chênh lệch cũng như mức phí cho các dịch vụ liên quan với điều trị HIV. Và ở tất cả các kì, chúng tôi đều khuyến cáo bệnh nhân đang tự điều trị HIV bên ngoài tìm hiểu về phòng khám tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay được cấp phép chính thức, hợp pháp được khám, chữa bệnh HIV – phòng khám Glink Việt Nam ngụ tại địa chỉ 163/15/6 Tô Hiến Thành phường 13, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong điều trị HIV, thuốc ARV phác đồ 1 – F (TDF – EFV – 3TC) hiện nay được ưu tiên điều trị cho tất cả các bệnh nhân HIV. Đây là phác đồ bậc I có giá thành rẻ và ít tác dụng phụ nhất. Do nhu cầu cao nên số lượng thuốc sản xuất ra rất lớn giúp giá bán thuốc rẻ hơn so với các phác đồ cùng bậc, giá bán lẻ ở thị trường Việt Nam trong khoảng từ 1,2 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng tùy thương hiệu.
Phác đồ thuốc ARV 1 – F loại kết hợp 3 trong 1 (một viên 1200 miligrams gồm đủ cả 3 thành phần) đặc biệt rẻ hơn khi mua thuốc cùng phác đồ nhưng ở dạng 3 viên rời. Và đây cũng là loại thuốc hiện đang cấp miễn phí trong các chương trình điều trị thuộc nhà nước quản lý, nếu điều trị tư nhân, bạn có thể tham khảo tại website này hoặc đến trực tiếp phòng khám Glink Việt Nam.
Loại thuốc mà các phòng khám công lập sử dụng, đồng thời được bán tại phòng khám Glink Việt Nam được nhập khẩu từ Ấn Độ, một quốc gia có khối lượng sản xuất thuốc ARV rất lớn. Trong khi đó, các loại thuốc sản xuất tại các nước khác, hoặc ngay tại Việt Nam, có khối lượng sản xuất ít hơn nên đẩy giá thành cao hơn. Đặc biệt, thuốc “xách tay” từ Mỹ luôn có giá cao ngất ngưỡng. Điều này không chỉ đúng với thuốc ARV dùng để điều trị cho người có HIV mà còn tương tự với thuốc dự phòng HIV như PrEP hay PEP.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm có thể làm tăng giá thuốc ARV và (hoặc) chi phí khám, xét nghiệm khác liên quan đến điều trị HIV như:
+ Hoa hồng chia cho người giới thiệu.
+ Chi phí kí gửi thuốc (khi một công ty dược muốn giới thiệu một loại thuốc (thường là ít hoặc không phổ biến hoặc thuốc mới đến thị trường, họ phải trích một cơ số phần trăm doanh thu cho nhà thuốc bày bán).
+ Chi phí vận chuyển, thủ tục nhập khẩu (đối với thuốc ngoại nhập) nếu đơn hàng nhập khẩu thuốc càng nhỏ thì chi phí này sẽ càng được tính cao hơn vào giá bán thuốc.
+ Một yếu tố khác là các phòng khám điều trị HIV không được chính thức cấp phép hoạt động, thì hoạt động điều trị HIV “chui” sẽ hạn chế số lượng bệnh nhân, do đó, số lượng thuốc họ nhập thường không nhiều làm giá bán thuốc tăng lên.
Như trên là các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chênh lệch giá thuốc, cũng như các chi phí khác liên quan đến điều trị, dự phòng HIV. Bạn có thể yên tâm với giá tốt nhất khi đến với Glink Việt Nam, hoặc điều trị hoàn toàn miễn phí nếu tại các cơ sở y tế công có dịch vụ điều trị HIV miễn phí.