Người nhiễm COVID (F0) cần chuẩn bị những gì khi tự cách ly, điều trị tại nhà? Và đặc biệt hơn, khi F0 là người đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc người có HIV đang điều trị ARV, cần lưu ý thêm những gì? Bài viết sau đây, sẽ cung cấp thông tin để giải đáp các thắc mắc này.

Bác sĩ Chuyên khoa II Đặng Hà Hữu Phước, Phó Giám Đốc Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai, cũng là người đang công tác tại hai trong số các bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID tại tỉnh Đồng Nai đã có những chia sẻ thông tin, kiến thức về việc cần chuẩn bị gì khi F0 nhiễm COVID tự cách ly, điều trị tại nhà. Bài viết dưới đây được tổng hợp nội dung từ chương trình “Diễn đàn Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng” (Community Care Forum) số thứ hai và một số tài liệu liên quan.

Để dễ dàng ghi nhớ, đội ngũ chuyên môn của Glink với sự hỗ trợ từ dự án USAID/PATH Healthy Markets đã xây dựng một công cụ trực quan, tóm tắt những nội dung nổi bật chuẩn bị cho F0 nói chung, cũng như F0 là người đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc người có HIV đang điều trị ARV nói riêng, khi tự cách ly, điều trị COVID tại nhà.

Bạn có thể tải bộ công cụ trên ở định dạng PDF, cũng như các tài liệu khác tại đây.

Bên cạnh những điều cần chuẩn bị cho việc điều trị COVID tại nhà kể trên, một số lưu ý cũng không kém phần quan trọng cho các F0 đang dùng PrEP hoặc điều trị HIV (ARV) cần phải ghi nhớ như sau:

  • Đảm bảo chuẩn bị đủ số thuốc PrEP/ARV trong thời gian tự cách ly điều trị COVID tại nhà
  • Có thông tin liên hệ với bác sĩ, nhân viên y tế tại nơi điều trị PrEP, ARV để liên lạc khi cần thiết
  • Chuẩn bị đủ các loại thuốc liên quan tới các bệnh mãn tính hoăc bệnh lý khác (nếu có)
  • Thường xuyên liên hệ với các nhân viên hỗ trợ cộng đồng để cập nhật tình hình sức khỏe, cũng như chia sẻ những trăn trở của bạn trong thời gian tự cách ly, điều trị tại nhà

Tuân thủ tốt việc điều trị COVID, cũng như sử dụng PrEP hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV, giữ vững tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn có đủ sức mạnh để vượt qua dịch bệnh.


Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Tp.HCM 2: 872/10 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp – Hotline: 0909424534Fanpage
    • Phòng khám Thủ Đức: 17 Đường số 12, phường Trường Thọ, Tp.Thủ Đức  – Hotline: 0903881705Fanpage
    • Phòng khám Đồng Nai: C61 Khu Liên Kế – KDC Bửu Long, khu phố 1, phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa – Hotline: 0909694534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid (INH) càng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao….

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED