Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém, nguồn nước và môi trường sống một số nơi ô nhiễm, v.v.. là những điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, và nếu không phát hiện sớm, những tổn thương “nó” để lại sẽ rất nặng nề. Do đó, thực hiện tầm soát ký sinh trùng là việc làm thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại, và Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II ở Glink quận 10 cũng đang cung cấp gói xét nghiệm này cho tất cả những ai có nhu cầu.

Nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng

  • Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển.
  • Thức ăn và nước uống nấu chưa chín, không đảm bảo an toàn.
  • Các loại trái cây, rau, củ, quả chưa được rửa sạch.
  • Môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh kém.
  • Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch.
  • Lối sống tình dục không lành mạnh, v.v.

Với những nguyên nhân cơ bản trên, có thể thấy, ai cũng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Và thông thường, hơn 70% các loại ký sinh trùng không thể nhận biết bằng mắt thường, nên cần tiến hành tầm soát càng sớm càng tốt.

Ai và khi nào nên thực hiện tầm soát ký sinh trùng?

Xét nghiệm ký sinh trùng dành cho mọi đối tượng nếu có nhu cầu, nhất là những người thích ăn ngoài, ăn đồ tươi sống và nên thực hiện định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Qua đó, giúp phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các cơ quan khác.

Một số dấu hiệu nhắc nhở giúp bạn nhận biết cơ thể mình có thể đang bị nhiễm ký sinh trùng và nhanh chóng tiến hành tầm soát ngay để ngăn chặn:

  • Bệnh về da: Phát ban đỏ, chàm, loét, sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu và các dạng dị ứng ngoài da.
  • Tiêu hóa kém: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn và cảm giác bỏng rát trong dạ dày.
  • Thay đổi tâm tính: Cảm thấy lo lắng, bất an, căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Thiếu máu, mệt mỏi.
  • Ngứa vùng quanh hậu môn.
  • Mắt bị mờ, viêm đỏ mắt do ấu trùng di chuyển lên mắt.
  • Ở trẻ em có biểu hiện: Nghiến răng, chậm lớn, suy dinh dưỡng, v.v.

Gói xét nghiệm tầm soát ký sinh trùng tại Glink

Tại Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II của Glink, dịch vụ tầm soát ký sinh trùng được thực hiện dựa trên 13 tác nhân gây bệnh phổ biến nhất hiện nay để kịp thời phát hiện và chữa trị, bao gồm:

  • Giun lươn (Strongyloides-IgG): Gây phù ngoại biên và cổ trướng thứ phát, nổi mề đay hoặc tái phát ban đỏ trên da, viêm màng não.
  • Giun đũa chó (Toxocara canis-IgG): Gây ngứa, ảnh hưởng nội tạng làm gan to và triệu chứng hô hấp như hen suyễn, giảm thị lực một bên mắt hoặc bị lé.
  • Sán dải heo (Cysticercosis-IgG): Gây chứng loạn thần kinh, làm đau quanh mắt và nhìn bị mờ, đau đầu mãn tính, giật cơ.
  • Amip trong gan/phổi (E.histolytica): Gây sốt cao, gan to và đau, chán ăn rồi sút cân, khạc đàm có màu nâu sẫm kèm theo máu tươi.
  • Sán dải chó (Echinococcus-IgG): Gây rối loạn tiêu hóa, hiện tượng tắc ruột, cơ thể mệt mỏi, nguy hiểm nhất là bị nhiễm độc dị ứng và có thể tử vong.
  • Sán lá gan lớn (Fasciola sp-IgG): Gây sốt bất thường, kèm theo ho lẫn khó thở, đau bụng và cảm giác buồn nôn, tiêu hóa kém.
  • Sán lá phổi (Paragonimusringeri-IgG): Gây áp xe phổi làm chảy máu và ho ra máu, tràn dịch màng phổi, đau ngực và khó thở, đôi khi xảy ra tổn thương da dị ứng và nhiễm trùng não.
  • Giun xoắn (Trichinella-IgG): Gây phù mi mắt, đau và co cứng cơ, sốt tăng dần, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi và suy kiệt, có thể dẫn đến biến chứng về tim mạch lẫn thần kinh.
  • Giun đũa (Ascaris lumbricoides-IgG & IgM): Gây rối loạn tiêu hóa kéo dài, tắc ruột làm chướng bụng và táo bón, tắc mật, viêm ruột thừa cấp, hoặc đôi khi khó thở, ho khan hay đau ngực.
  • Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis-IgG & IgM): Gây rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng gan, vàng da kèm thiếu máu, sỏi mật, và đặc biệt có thể gây ung thư đường mật.
  • Giun tròn (Angiostrongylus-IgG): Gây đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi, dẫn đến sốt, nhức đầu, nhiễm trùng thần kinh trung ương làm liệt tứ chi, suy giảm thị lực.

Một lưu ý bạn cần biết khi tiến hành lấy máu để tầm soát ký sinh trùng là không cần phải nhịn đói. Bất cứ khi nào bạn cảm nhận được các dấu hiệu, thì dù sáng hay chiều, bạn cũng đều thử máu được.

Biện pháp phòng tránh nhiễm ký sinh trùng

Bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ký sinh trùng định kỳ, mỗi người cần phải tự ý thức và chủ động hơn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, để từ đó biết cách phòng tránh nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân cùng gia đình:

  • Tuân thủ phương pháp “ăn chín uống sôi”.
  • Loại bỏ thói quen ăn đồ tái hay sống, rau sống.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với chất bẩn.
  • Rửa trái cây, rau xanh và hoa quả sạch sẽ trước khi ăn.
  • Không dùng miệng cắn móng tay, đầu bút và những vật dụng thiếu vệ sinh.
  • Vệ sinh định kỳ cho vật nuôi và tránh để chúng ngủ chung hay liếm lên mặt.
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống thường xuyên, v.v.

Như vậy, để đảm bảo sức khỏe và hạn chế nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng, thì tinh thần tự giác và ý thức của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, vì vốn dĩ chìa khóa vàng của chăm sóc sức khỏe chủ động là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Song song đó, chúng ta cũng không quên tầm soát định kỳ để giúp đời sống cá nhân luôn khỏe mạnh, hạnh phúc. Và phòng khám Glink chính là nơi bạn có thể hoàn toàn tin tưởng để “ký gửi” sức khỏe của mình cùng người thân.

 

 

 

 

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED