Việc tầm soát ung thư trong những năm gần đây được áp dụng khá rộng rãi tại các nước trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng, nhằm giúp tìm ra dấu hiệu gây ung thư ở giai đoạn sớm nếu có. Từ đó, có những phương pháp can thiệp, điều trị kịp thời để bệnh có thêm cơ hội được chữa khỏi, và tỷ lệ tử vong do ung thư nhờ vậy mà giảm đi đáng kể. Bằng sự tiên phong trong các dịch vụ xét nghiệm, thăm khám và dự phòng, Glink chính thức đáp ứng và thể hiện mối quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng thông qua gói tầm soát ung thư cho cả nam và nữ.
Ai và khi nào thích hợp tầm soát ung thư?
Thông thường, trước khi quyết định có thực hiện tầm soát ung thư hay không, mỗi khách hàng đều có thời gian trao đổi với các bác sĩ về vấn đề sức khỏe, bệnh sử của bản thân và gia đình. Dựa trên cơ sở đó và qua quá trình kiểm tra, thăm khám mà bệnh nhân sẽ được tiến hành các xét nghiệm sao cho phù hợp. Đặc biệt là nhữn người có người thân mắc phải ung thư, người làm việc trong môi trường độc hại có nguy cơ mắc phải ung thư.
Một số đối tượng cần lưu ý tiến hành tầm soát ung thư định kỳ là:
- Người thường xuyên sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá.
- Người mắc bệnh mạn tính về phổi, gan, dạ dày, v.v.
- Người có tiền sử ung thư trong gia đình, nhất là quan hệ cận huyết.
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, rối loạn nhịp sinh học, hay rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, v.v.
Những ai thật sự có nhu cầu hoặc thuộc dạng đối tượng được khuyến nghị thì nên thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, tốt nhất là 1 năm/lần. Thật vậy, tầm soát ung thư định kỳ và đúng phương pháp sẽ giúp chúng ta phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư ngay giai đoạn đầu nếu có, từ đó tăng khả năng chữa khỏi hoàn toàn và ít tốn kém hơn.
Gói tầm soát ung thư tại Glink
Gói tầm soát ung thư cho cả nam/nữ gồm:
- AFP (Tầm soát ung thư gan): Chỉ số có thể tăng khi xơ gan, viêm gan, tổn thương gan cấp tính hoặc mạn tính, ung thư biểu mô tế bào gan, v.v.
- CEA (Tầm soát ung thư đường tiêu hóa): Chỉ số tăng là dấu hiệu cảnh báo về ung thư đại tràng, hoặc trong trường hợp viêm loét ruột và ở bệnh nhân hút thuốc lá nhiều.
- CA 72-4 (Tầm soát ung thư dạ dày): Chỉ số cao bất thường cho thấy nguy cơ bị ung thư dạ dày, tuy nhiên nồng độ cũng tăng khi bị xơ gan, viêm tụy hoặc thường xuyên dùng chất kích thích.
- CA 19-9 (Tầm soát ung thư tuyến tụy): Chỉ số tăng cao được sử dụng trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy hoặc gan, mật.
- SCC (Tầm soát ung thư da): Chỉ số tăng lên giúp dự đoán biểu hiện của ung thư biểu mô tế bào vảy, mà chủ yếu là ung thư da. Ngoài ra, tế bào vảy cũng xuất hiện ở nhiều cơ quan, gây các triệu chứng lâm sàng khác nhau.
- CYFRA 21-1 (Tầm soát ung thư phổi): Chỉ số tăng cao nhất khi bệnh nhân nghi ngờ ung thư phổi, hoặc dùng để chẩn đoán các bệnh phổi lành tính khác.
Tầm soát ung thư riêng cho nam:
- PSA (Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt): Chỉ số trong máu tăng cao cho thấy việc nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, đôi khi cũng xảy ra khi viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Tầm soát ung thư riêng cho nữ:
- CA 125 (Tầm soát ung thư buồng trứng): Chỉ số cao hơn mức bình thường là dấu hiệu quan trọng để phát hiện ung thư buồng trứng, tuy nhiên trong nhiều trạng thái lành tính khác như lạc nội mạc tử cung thì nồng độ cũng tăng.
- CA 15-3 (Tầm soát ung thư vú): Chỉ số cao hơn bình thường càng nhiều, nguy cơ bị ung thư vú càng lớn. Trong ung thư vú di căn, nồng độ này sẽ đạt đỉnh khi ung thư di căn xương và/hoặc gan.
- Roma test (Tầm soát ung thư buồng trứng ác tính): Chỉ số này là sự kết hợp của 2 nồng độ HE4 và CA 125, cùng với chu kỳ kinh nguyệt, từ đó đánh giá được nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
- GÓI MALE CANCER
- GÓI FEMALE CANCER
Lưu ý cần biết khi thực hiện tầm soát ung thư
Tương tự như việc làm các gói xét nghiệm tổng quát hay tầm soát ký sinh trùng, ở gói tầm soát ung thư cũng có một số điều mà mỗi người cần lưu ý để giúp việc tầm soát diễn ra thuận lợi, và kết quả được đảm bảo chính xác:
- Một số xét nghiệm trong gói tầm soát ung thư buộc phải nhịn đói.
- Không hút thuốc lá và uống bia rượu trong vòng 24h trước khi tầm soát.
- Không uống các loại nước như café, trà, sữa, nước ngọt hay nước trái cây.
- Chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo cơ thể đủ nước.
- Riêng nữ giới, chỉ nên thực hiện tầm soát sau chu kỳ kinh nguyệt từ 5-7 ngày.
Hầu hết ai cũng biết rằng, ung thư là bệnh lý nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong, vì phần lớn các ca bệnh khi đến khám ung thư đều đang tiến vào giai đoạn cuối. Qua đó mới thấy, việc tầm soát ung thư định kỳ là điều rất cần thiết và quan trọng để giúp phát hiện bệnh sớm trước khi chúng xuất hiện triệu chứng.