Với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao hơn, vì thế mà vấn đề sức khỏe của bản thân mỗi người và gia đình được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, nhiều người đã chủ động đi khám tổng quát định kỳ để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tổng thể và toàn diện nhất. Không đứng ngoài xu thế, tại Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II của Glink hiện đang cung cấp gói xét nghiệm tổng quát cơ bản dành cho mọi đối tượng, nhằm giúp phát hiện sớm những yếu tố gây bệnh để đưa ra phương án điều trị và phòng tránh kịp thời.

Ai, khi nào cần làm xét nghiệm tổng quát?

Bất kì ai có nhu cầu đều được khuyến khích làm các xét nghiệm tổng quát cơ bản ngay khi có thể. Đặc biệt là người từ 35 tuổi trở lên, người chưa cân đối chế độ dinh dưỡng, luyện tập, làm việc và sinh hoạt, người thường xuyên có các hành vi nguy cơ cao với khả năng mắc bệnh, v.v.. Tuy nhiên, đôi khi cũng tùy vào từng trường hợp, độ tuổi, tiền sử bệnh lý trong gia đình mà mỗi người sẽ có những chỉ định phù hợp.

Thời gian lý tưởng để kiểm tra và làm xét nghiệm tổng quát định kỳ được khuyến cáo là vào buổi sáng, mỗi 6-12 tháng/lần. Qua đó giúp người khám phát hiện sớm một số bệnh lý giai đoạn tiền lâm sàng trước khi biểu hiện triệu chứng, nhờ đó mà phòng ngừa hoặc chữa trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, xét nghiệm sức khỏe tổng quát cơ bản còn cảnh báo được các bệnh mắc phải trong tương lai, giúp ta điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn và phòng bệnh tốt hơn.

Gói xét nghiệm tổng quát cơ bản của Glink

Thông qua gói xét nghiệm tổng quát cơ bản tại Phòng khám Glink, bạn sẽ nắm được tình hình sức khỏe sơ bộ với mục tiêu tầm soát. Từ đó, giúp bạn phát hiện các bệnh lý cơ bản nếu có, cho đến các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn.

  • Công thức máu: Xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác để có thể phát hiện các bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng máu, ung thư máu, v.v.
  • Nhóm máu: Chỉ cần làm một lần nhưng rất cần thiết, để trong những trường hợp cấp cứu thì việc truyền máu sẽ được tiến hành nhanh chóng.
  • Điện giải đồ: Định lượng nồng độ các ion điện giải để biết được ảnh hưởng của chúng đến cơ quan nội tạng như thế nào hay toàn cơ thể. Qua đó, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rối loạn điện giải, cũng như một số bệnh lý liên quan khác.
  • Chức năng thận (Ure, Creatinin): Nếu nồng độ hai chất này tăng cao trong máu, cho thấy chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Do đó, cần phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm khi thận bị tổn thương.
  • Chức năng gan (AST/ALT, GGT): Khi nồng độ các chất này trong máu tăng cao hơn 2 lần ngưỡng bình thường sẽ giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan, để đưa ra hướng điều trị và tiên lượng bệnh.
  • Glucose máu: Xác định nồng độ đường có trong máu, giúp phát hiện bệnh tiểu đường.
  • Bộ mỡ: Đo hàm lượng Cholesterol và Triglyceride trong máu nhằm đánh giá nguy cơ về các bệnh tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh lại nếp sinh hoạt để kiểm soát rối loạn mỡ máu.
  • Protein toàn phần: Giúp đánh giá các bệnh lý về rối loạn kiềm/toan, đáp ứng viêm hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Đồng thời còn phát hiện được bệnh lý về thận nếu trong nước tiểu có protein.
  • Acid Uric máu: Nhằm đánh giá nguy cơ bệnh Gout.
  • TSH, FT4: Có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp, nhất là trong bệnh Basedow (cường giáp). Bên cạnh đó, là thông số giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị.
  • Test nhanh HIV determin: Xác định xem đối tượng có phản ứng với virus HIV hay không.
  • Test nhanh HBsAg: Hỗ trợ cho xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan siêu vi B.
  • Test nhanh anti HCV: Hỗ trợ cho xét nghiệm chẩn đoán, sàng lọc virus viêm gan siêu vi C.
  • Test nhanh Giang mai: Xác định xem đối tượng có phản ứng với virus gây giang mai hay không.
  • Tổng phân tích nước tiểu + Cặn lắng: Giúp đánh giá hoạt động của các cơ quan như thận, gan, tụy và cơ quan bài tiết trong cơ thể. Ngoài ra, được sử dụng trong các chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường, viêm đường tiết niệu, nhiễm ceton, v.v.

Lưu ý khi làm xét nghiệm tổng quát

Trước khi đến phòng khám Glink để yêu cầu thực hiện xét nghiệm tổng quát cơ bản, các bạn cần lưu ý và tuân thủ một số điều như sau:

  • Không ăn sáng để xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.
  • Không hút thuốc lá trước khi làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn như cà phê, bia rượu, v.v.
  • Có thể uống nước lọc bình thường để đảm bảo cơ thể không bị mất nước.

Tóm lại, xét nghiệm tổng quát định kỳ là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình lẫn gia đình. Thông qua kết quả của việc xét nghiệm tổng quát mà một số bệnh lý được phòng ngừa ngay, hay được điều trị từ những giai đoạn rất sớm. Vì vậy, Phòng khám Glink luôn sẵn sàng là nơi để mọi người gửi gắm sự tin tưởng trên hành trình chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của mình.

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED