AIDS – Giai đoạn cuối của nhiễm HIV có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn phức hợp cận AIDS: giai đoạn này tổn thương hệ thống miễn dịch tương đối nặng. Các triệu chứng toàn thân, các triệu chứng về da, niêm mạc tương đối trầm trọng. Giai đoạn AIDS: là giai đoạn cuối cùng dẫn đến tử vong. Có một hay nhiều nhiễm khuẩn cơ hội hoặc bệnh u ác tính.

Các rối loạn tâm thần trong giai đoạn AIDS:

  • Mất trí: phần lớn viêm não do nhiễm HIV gây ra mất trí, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, ung thư ở hệ thần kinh trung ương và các nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết và tác dụng phụ của thuốc trên hệ thần kinh trung ương. Tiến triển của mất trí do nhiễm HIV, nhìn chung là tiên lượng xấu, khoảng 50 – 75% số bệnh nhân mất trí trong vòng 6 tháng.
  • Rối loạn sự thích ứng: bệnh nhân không thích ứng với hoàn cảnh xung quanh, không dung nạp sự chăm sóc của gia đình và xã hội, mặc cảm và tự ti,…
  • Rối loạn trầm cảm: chiếm tỉ lệ khá cao ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS (4 – 40%). Rối loạn trầm cảm thực tổn và chức năng ở các giai đoạn trước rõ ràng hơn và nặng nề hơn, chúng xen kẽ lẫn nhau khó có thể phân biệt được. Ở những người có nguy cơ nhiễm HIV cao thì có tỉ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn. Một số triệu chứng khác của trầm cảm như ngủ kém, sút cân cũng gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV
  • Rối loạn lo âu: thường rất đa dạng, nhưng chủ yếu là lo âu lan toả, rối loạn stress sau sang chấn và ám ảnh cưỡng bức, kèm theo có nhiều rối loạn thần kinh thực vật như: run, vã mồ hôi, hồi hộp, mất ngủ, hoảng hốt, chán ăn.
  • Rối loạn hành vi: trong giai đoạn này nổi bật nhất là hành vi tự sát. tự sát trong giai đoạn này là do có nhiều biến chứng như: suy giảm nhận thức, mê sảng, có thể có hoang tưởng,… hoặc bị người thân và xã hội xa lánh hoặc kinh tế kiệt quệ vì lạm dụng các chất ma túy.
  • Rối loạn ý thức: nổi bật là hội chứng mê sảng do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Một số bệnh nhân từ mê sảng kéo dài dẫn đến sa sút trí tuệ đồng thời với nhiều rối loạn tâm thần khác.
  • Rối loạn nhân cách: đặc trưng bằng các biến đổi đáng kể mô hình hành vi quen thuộc đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh. Sự biểu hiện của cảm xúc – hành vi xung động làm tăng các nét nhân cách dẫn đến hành vi giải ức chế, dễ bị kích thích và gây hại cho người khác.
  • Lạm dụng chất ma túy: cũng thường xảy ra do tiêm chích từ trước hoặc mới mắc để hạn chế lo âu và trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác: đôi khi bệnh nhân có rối loạn cảm xúc nặng nề, rối loạn trầm cảm chiếm ưu thế, có thể kích động trầm cảm; thường gặp hoang tưởng bị hại và bị đầu độc cùng với ảo thính giác vào giai đoạn cuối cùng của bệnh.

#LIFECentre #LIFE #AROUNDU

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED