Trong suốt khoảng thời gian dịch bệnh hàng vạn thầy thuốc của các bệnh viện đến TP.HCM chống dịch, có những người không mặc áo blouse nhưng công việc thầm lặng của họ đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân COVID nguy kịch.

Kỹ sư Lê Xuân Cảnh, Phó phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế, là một trong thành viên của đội hình hơn 600 thầy thuốc BV Bạch Mai xây dựng, vận hành Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) COVID-19 tại TP.HCM, trung tâm được Bộ Y tế giao BV Bạch Mai trực tiếp quản lý và điều hành những ngày chống đại dịch.
Đại dịch COVID-19 – kỹ sư lên đường vào Nam.

Một ngày cuối tháng 7, nhận được lệnh của lãnh đạo BV và lãnh đạo Phòng Vật tư trang thiết bị y tế, kỹ sư Cảnh về nhà chào tạm biệt vợ, con. “Chồng chỉ đi TP.HCM nhiều nhất là 1 tuần, rồi trở ra ngay”, anh Cảnh động viên gia đình trước lo lắng của vợ.

“Hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cảm giác buồn xâm chiếm. Trái tim như bị bóp nghẹt. Thành phố vắng. Tôi ngồi thu mình, bó gối chờ xe đến đón.
Phía xa, 1 xe cứu thương hú còi, chạy dẫn đường. Phía sau khoảng 10 xe 45 chỗ, kéo thành đoàn dài. Khi gặp người đến đón, tôi buột miệng: “TP đang phong tỏa sao có nhiều xe chở khách du lịch?! – Xe đưa người đến bệnh viện thu dung, điều trị COVID đấy! Lòng tôi quặn thắt. Đến bây giờ tôi vẫn ân hận khi nhớ về sự “ngây thơ” của mình hôm đó”.

Những ngày đầu tiên các kỹ sư đã làm việc với bác sĩ xin ý kiến chuyên môn phác đồ điều trị nhằm tìm hiểu về nhu cầu cần phải có khí y tế cho Trung tâm ICU 500 giường. Nhằm thiết lập hệ thống khí trung tâm y tế, lãnh đạo BV Bạch Mai tin tưởng tín nhiệm giao cán bộ Phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế của bệnh viện trực tiếp thiết kế, giám sát thợ thi công.

Trước đó, một số bệnh viện của TP.HCM đã xây dựng hệ thống khí y tế nhưng chỉ dành điều trị cho bệnh thông thường, hệ thống đường dẫn khí oxy quá nhỏ, làm sụt áp khí oxy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh nhân đang thở máy. Vùi mình ở phòng, sau 3 ngày, 4 kỹ sư của BV Bạch Mai đã có thiết kế tổng thể Trung tâm Hồi sức tích cực và hệ thống khí cho Trung tâm trình lãnh đạo BV và lãnh đạo TP. HCM. Trong đó, các kỹ sư đề xuất xây cùng lúc 3 bồn oxy y tế lớn: 22 m3; 30m3 và 1 bồn 7 m3.

Giải thích về điều này, kỹ sư Cảnh nói: “Trước đó, một số bệnh viện của TP.HCM đã xây dựng hệ thống khí y tế nhưng chỉ dành điều trị cho bệnh thông thường, hệ thống đường dẫn khí oxy quá nhỏ, làm sụt áp khí oxy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh nhân đang thở máy. Thêm nữa, trong điều trị bệnh nhân COVID, oxy y tế luôn không được ngắt quãng và phải có 1 bồn dự phòng”.

Khu điều trị hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 có 4 khối nhà, quy mô 3.000 giường, trong đó có 500 giường bệnh ICU để điều trị bệnh nhân nặng trên nền cơ sở hạ tầng sẵn có của Bệnh viện dã chiến số 16 TP.HCM.

#LIFE #LIFECentre #AroundU

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED