Độ an toàn của PrEP như thế nào?
PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng.
Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Một số người có thể chóng mặt hoặc đau đầu. Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP. Đặc biệt, phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ai không dùng được PrEP?
Mặc dù sử dụng PrEP có hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên không phải tất cả mọi người có nhu cầu đều có thể đều dùng được PreP. Những người sau đây không dùng được PrEP:
Với PrEP uống hàng ngày, không chỉ định dùng PrEP cho:
– Người có HIV dương tính.
– Người có bệnh lý về thận.
– Người có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.
– Người dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.
– Người nhẹ cân (dưới 35 kg);
– Người phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua.
– Nếu chỉ có một bạn tình duy nhất, xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV <200 bản sao/ml và tuân thủ điều trị tốt.
Với PrEP uống tình huống, không chỉ định dùng PrEP tình huống cho:
– Người có tần suất quan hệ tình dục từ 03 lần/ tuần trở lên
Cần làm gì trước khi sử dụng PrEP?
Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.
Hiện nay PrEP được cung cấp tại 26 tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc, với tác dụng của PrEP, Bộ Y tế dự kiến sẽ triển khai biện pháp điều trị dự phòng ra tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong thời gian tới.
Hãy liên hệ với các cơ sở điều trị HIV/AIDS hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được biết thêm thông tin chi tiết.