Chưa có chứng cớ xác định người có HIV nếu nhiễm COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn người không có HIV. Tuy nhiên, nhiều người sống chung với HIV vẫn luôn quan tâm tới sức khỏe và đặt ra nhiều câu hỏi. Dưới đây là một số thắc mắc chung và thông tin phản hồi, tham khảo từ Cơ quan Kiểm soát Bệnh tât (CDC) Hoa Kỳ.

Có phải nguy cơ nhiễm COVID-19 ở người có HIV cao hơn những người khác?

Đến thời điểm hiện tại, chưa có một bằng chứng nào nói về điều này!
Nguy cơ từ ức chế miễn dịch không được biết đến, nhưng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút khác (không phải HIV), nguy cơ người nhiễm HIV bị bệnh nặng nhất là:

  • Những người có số lượng tế bào CD4 thấp
  • Những người không điều trị HIV (điều trị bằng thuốc ARV)
  • Những người nhiễm HIV lớn tuổi hoặc mắc các bệnh nền khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh với COVID-19

Tiếp tục điều trị ARV là cách tốt nhất để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh

Người có HIV có thể làm gì để tự bảo vệ mình trước dịch bệnh COVID-19?

Hiện tại chưa có vắc-xin để ngăn ngừa COVID-19. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh tiếp xúc với vi-rút.
Người nhiễm HIV nên thực hiện các hành động phòng ngừa hàng ngày để giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.
Người nhiễm HIV cũng nên tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
  • Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày
  • Giảm căng thẳng càng nhiều càng tốt
  • Giữ sức khỏe giúp hệ thống miễn dịch của\ chống lại các nhiễm trùng

Nếu bạn đã nhiễm HIV và đang dùng thuốc điều trị HIV, điều quan trọng là tiếp tục điều trị và làm theo lời khuyên các bác sĩ, chuyên gia và nhân viên của dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Đây là cách tốt nhất để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

Tôi cần phải làm gì nếu nghi ngờ mình mắc phải COVID-19?

Gọi cho các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất nếu bạn khởi phát các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19. Tham khảo thông tin tại đây.

Có phải thuốc điều trị HIV (ARV) có thể dùng để điều trị COVID-19?

Một số loại thuốc điều trị HIV (đặc biệt là lopinavir/ritonavir) đang được xem xét và đánh giá trong thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19. Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các thuốc này có thể giúp điều trị SARS và MERS (hai loại vi-rút Corona liên quan đến vi-rút gây ra COVID-19), nhưng vẫn chưa có dữ liệu nào từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy những thuốc này  điều trị COVID-19.

Thuốc ARV (bao gồm cả điều trị và dự phòng) có thể bị thiếu hụt do COVID-19 không?

Không có bất kì báo cáo nào nêu lên sự lo ngại về việc thiếu hụt thuốc ARV, đặc biệt là trong điều trị HIV và các dịch vụ điều trị phơi nhiễm (cả PEP và PrEP).

Giảm bớt sự kỳ thị và giúp ngăn chặn sự lan truyền của những tin đồn không xác thực

Làm thế nào để giảm sự kì thị liên quan tới COVID-19 và HIV?

Giảm thiểu sự kỳ thị và thông tin sai lệch về COVID-19 và cả HIV là rất quan trọng. Những người nhiễm HIV đã có kinh nghiệm sống trong việc đối phó với sự kỳ thị và có thể là đồng minh trong việc ngăn chặn sự kỳ thị COVID-19. Tìm hiểu thông tin chính xác và chia sẻ nó với mọi người xung quanh có thể giảm bớt sự kỳ thị và giúp ngăn chặn sự lan truyền của những tin đồn không xác thực về COVID-19.


Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Tp.HCM 2: 872/10 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp – Hotline: 0909424534Fanpage
    • Phòng khám Thủ Đức: 17 Đường số 12, phường Trường Thọ, Tp.Thủ Đức  – Hotline: 0903881705Fanpage
    • Phòng khám Đồng Nai: C61 Khu Liên Kế – KDC Bửu Long, khu phố 1, phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa – Hotline: 0909694534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid (INH) càng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao….

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED