Hiện tượng đau tức tinh hoàn thường mơ hồ và không dễ tìm ra được nguyên nhân. Nhìn chung, tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm, có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn.

Viêm mào tinh hoàn: Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.

Xoắn tinh hoàn: Là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.

Thoát vị bẹn: Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, kèm theo cảm giác đau tức nặng là một khối sà xuống bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

Chấn thương và xuất huyết: Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu.

Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp, nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.

Ngoài ra, đau tinh hoàn cũng có thể do bị chấn thương hay các yếu tố sinh lý như khi hưng phấn tình dục, máu dồn về dương vật nhiều có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tinh hoàn, gây căng tức tinh hoàn; kích thích khi thủ dâm, quan hệ tình dục với thời gian cương cứng dương vật lâu,…

 

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED