Những cảm xúc lẫn lộn sau khi được thông báo kết quả nhiễm HIV có thể tạm phân chia năm giai đoạn của cảm xúc: Từ chối, giận dữ, mặc cả, trầm cảm và sự chấp nhận.

Từ chối

Nhiều người đã từng lo lắng về nguy cơ của họ trong quá khứ và việc xét nghiệm với mong muốn được giải tỏa cảm giác lo sợ mình sẽ bị nhiễm, họ đang đặt kì vọng rất cao vào một kết quả tích cực là âm tính. Tuy nhiên, việc thông báo với kết quả trái ngược làm họ không tin tưởng, hoặc cố gắng tìm kiếm một nơi khác để mong kết quả khác. Hãy để bác sĩ làm công việc thông báo kết quả, còn với tư cách một nhân viên hỗ trợ cộng đồng, tôi nghĩ, lúc đó chúng ta cần ân cần và bình tĩnh và lắng nghe những phàn nàn của họ, bởi lúc này họ cần sự chia sẻ và thấu hiểu hơn bao giờ hết.

Giận dữ

Ngoài phẫn nộ đi kèm đó là sự thất vọng, bực bội và lo lắng, loại ảm xúc này gần như đến ngay lập tức khi nhận được kết quả dương tính. Việc đón nhận kết quả HIV làm họ nghĩ đến bao gồm mất việc làm, các mối quan hệ, cơ hội thăng tiến và các mối quan hệ tình bạn/bạn tình. Nhưng chúng ta nên thấu hiểu, họ chỉ đang cố gắng để không bị người khác làm tổn thương đến họ. Quá trình này cũng chuyển dần thành thương lượng, tranh cãi và đấu tranh để tìm ra ý nghĩa sống của họ phía sau.

Mặc cả

Thời gian mới nhiễm thực sự là một khoảng thời gian thực sự khó khăn với bệnh nhân, họ vẫn còn bàng hoàng và chưa tin được rằng mình sẽ sống cả đời với virus HIV và sẽ uống thuốc suốt thời gian còn lại của cuộc đời. Sau khi nhận được chẩn đoán của mình, bệnh nhân thường hợp lý hóa rằng họ không thể dương tính cho đến khi tình trạng dương tính với HIV của bạn tình được xác nhận. Họ tiếp tục mặc cả. Nhưng tất cả chỉ là thương lượng và sự thật về tình trạng của họ đều không thay đổi được. Điều chúng ta cần là kiên nhẫn lắng nghe và hỗ trợ họ, bởi các phương án điều trị hiện đại ngày nay giúp họ có một sức khỏe tốt để tiếp tục làm những việc mà họ yêu thích.

Phiền muộn/trầm cảm

Cảm giác chán nản có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cô lập bản thân vì bạn muốn nói với mọi người về tình trạng của mình nhưng lại sợ bị từ chối. Ngoài ra, còn có nỗi sợ bị cộng đồng từ chối. Rất nhiêu bệnh nhân không để thuốc trong nhà vì sợ người nhà phát hiện ra mình có quan hệ tình dục với nam giới khác hoặc mình đang nhiễm HIV. Tất cả tạo lên những áp lực làm họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, trầm cảm. Nếu trầm cảm không được điều trị, nó sẽ không biến mất vĩnh viễn.

Chấp nhận

Ngay khi chấp nhận việc mình sống chung với HIV bao gồm việc xác định sống chung với HIV một cách bình thường, người nhiễm HIV thường có xu hướng chia sẻ kết quả của mình để tìm được sự chấp thuận từ người xung quanh. Đây quả là một quá trình đầy cảm xúc tích cực, nhưng cần lưu ý rằng để được chấp nhận có thể mất nhiều thời gian. Đối với một số người, đó là một vài tháng; đối với những người khác, có thể mất hàng năm trời hoặc hơn.

#LIFECentre #LIFE #AROUNDU

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED