PrEP – Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV được triển khai tại Việt Nam từ năm 2017. Sau 3 năm, đã có hơn 13,000 người điều trị trên toàn quốc. Trong số đó có hơn 3,500 người đang điều trị tại các phòng khám Glink khắp cả nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phòng, chống HIV/AIDS khi đã kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%; số người mắc mới, số người tử vong do AIDS cũng giảm liên tục hàng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính với HIV của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) lại liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây. Tỷ lệ này năm 2010 là 2% và hiện đã tăng lên 10%, thậm chí có nơi đã trên 15%.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (áo sọc) và lãnh đạo Glink Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) vào sử dụng chính thức từ tháng 07/2017. Đến nay đã có gần 13.000 khách hàng đăng ký và bắt đầu tham gia điều trị PrEP. Sau hơn 3 năm triển khai, hiện chương trình có hơn 10.000 khách hàng đang sử dụng PrEP thường xuyên.

PrEP giúp giảm từ 95%-98% khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Trong 10.000 trường hợp điều trị PrEP chỉ có 8 người dương tính với HIV, trong khi nếu không được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, số lượng người nhiễm mới khoảng 700 người.

Tại Glink Việt Nam, PrEP triển khai đầu tiên tại Tp.HCM sau đó mở rộng ra Hà Nội, Cần Thơ, Đồng Nai và Nghệ An với hơn 3,500 người tham gia. PrEP là một trong các chiến lược phối hợp cùng với các phương pháp dự phòng khác như tăng trường điều trị ARV cho người có HIV, sử dụng các biện pháp bảo vệ khác như bao cao su để tiến đến không còn lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Glink Việt Nam
(Tổng hợp)

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED