Những ngày này, tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến hầu hết mọi người đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Hành động kiên quyết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm sự lây lan của Covid-19 là cần thiết, ấy nhưng vô tình khiến ta cảm thấy bị cô lập, đơn độc, từ đó gia tăng lo lắng gây stress. Học cách đương đầu với điều này để vượt qua mạnh mẽ và lan tỏa ra xung quanh là việc làm rất đáng được khuyến khích.

Stress khi giãn cách sẽ gây ra những điều gì?

  • Cảm giác lo âu, sợ hãi, giận dữ, buồn bã, nản lòng,… Đều là những cảm xúc tiêu cực.
  • Hay sao nhãng, suy nghĩ mông lung, khó tập trung và đưa ra quyết định.
  • Mất ngủ, khó ngủ hoặc mơ thấy ác mộng.
  • Chán ăn, khẩu vị bị thay đổi.
  • Năng lượng, sở thích và ước muốn đều bị tác động, xáo trộn.
  • Suy nhược cơ thể, với các biểu hiện thường gặp như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, bệnh về dạ dày, phát ban da, v.v…
  • Tình trạng bệnh mạn tính chuyển biến xấu đi.
  • Gây ảnh hưởng, tác động trầm trọng đến các bệnh về tâm thần.
  • Gia tăng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Với người đang điều trị HIV, dự phòng PrEP, PEP, có thể quên hay dừng thuốc đột ngột, thậm chí là bỏ mặc bản thân.
  • Nhu cầu tình dục, tìm kiếm bạn tình có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, lẫn sức khỏe của chính mình.

Các cách để giảm stress và vượt qua thời gian giãn cách hiệu quả

  • Tạm dừng xem, đọc, nghe tin tức từ các loại hình báo chí, phương tiện thông tin đại chúng. Đồng ý là nên cập nhật tình hình dịch bệnh, nhưng cần có chọn lọc vì việc phải thường xuyên nghe nhiều thông tin không mấy khả quan có thể gây thêm phiền muộn. Hãy cân nhắc việc theo dõi chỉ còn vài lần mỗi ngày, và cố gắng tìm hiểu thêm các lĩnh vực, chủ đề thú vị khác.
  • Nếu có làm tại nhà, hãy tập trung thực hiện, cống hiến và hoàn thành hết mình cho công việc được hiệu quả nhất.
  • Giảm tần suất sử dụng điện thoại di động, TV và máy tính nếu thật sự không có nhu cầu hay việc phải làm.
  • Quan tâm và chăm sóc sức khỏe bản thân hơn bằng cách: tập thể dục thường xuyên, tập hít thở sâu, giãn cơ hoặc thiền định; dưỡng và chăm da mặt, cơ thể để luôn tươi tắn, khỏe khoắn; ngủ đủ giấc, nếu khó ngủ hãy thử tìm các biện pháp trị liệu; ăn uống đúng bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng; tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích; đăng ký và thực hiện tiêm chủng vắc-xin nếu có cơ hội.

  • Dành thời gian thư giãn và làm các hoạt động yêu thích: đọc sách, viết lách, xem phim, nghe nhạc, trồng cây, chăm động vật nuôi, nấu ăn, dọn dẹp và sắp xếp lại nhà cửa, v.v…
  • Duy trì kết nối, trò chuyện với người thân, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp hay bất kỳ ai mà bạn tin tưởng để chia sẻ, tâm sự một cách thoải mái về cảm xúc của nhau hay mọi thứ trong cuộc sống thông qua mạng xã hội, điện thoại hoặc thư từ.
  • Nếu bạn “hứng tình” trong thời gian giãn cách xã hội, mà không thể gặp được bạn tình hay người yêu, hãy thử tự giải quyết bằng cách thủ dâm hay nhờ sự trợ giúp của các dụng cụ tình dục. Tránh tìm “tình một đêm” ở thời điểm khi mà ai cũng có nguy cơ là F0, và đặc biệt có thể để lại những điều đáng tiếc về sau.
  • Những người đang điều trị HIV, dự phòng PrEP, PEP thì nên liên lạc thường xuyên hơn với phòng khám, trung tâm và cán bộ y tế phụ trách để được hỗ trợ phòng khi cần thiết, như nhắc uống thuốc, hỏi thăm, động viên, cung cấp thuốc kịp thời nhằm đảm bảo quá trình tuân thủ, v.v…

Một số lưu ý cần lắng nghe và thấu hiểu

Đối với người cao tuổi, nhằm giải tỏa những lắng lo, buồn rầu và mang đến niềm vui tuổi già, hãy khuyến khích họ ở nhà đọc sách, tản bộ, tập thiền, yoga mà không cần phải hoạt động cao độ. Người thân trong gia đình nên chủ động liên lạc, trò chuyện, thăm hỏi nhiều hơn để họ không cảm thấy cô đơn, buồn tủi.

Đối với trẻ em, nên hạn chế để bé làm “bạn” quá nhiều với các thiết bị điện tử thông minh (điện thoại, ipad, máy tính, máy game,…) vì sẽ làm đảo lộn nề nếp sinh hoạt, cũng như gây ra vấn đề nghiện hành vi (nghiện game, internet). Hãy khuyên bảo, nói chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu để khuyến khích các bé chuyển qua thực hành các thói quen lành mạnh hơn.

Đối với người nhiễm HIV, hãy biết trân trọng cuộc sống này và cố gắng tuân thủ điều trị, làm theo các cách như trên mà Glink chia sẻ, bởi vì bạn chính là “người quan trọng nhất” để vực dậy bản thân. Ngoài ra, sự quan tâm của mọi người xung quanh cũng rất cần thiết, nhất là vấn đề phân biệt đối xử, bất bình đẳng. Hãy nhất quyết bài trừ, xóa bỏ nó, vì đó là điều rất tàn nhẫn, vô cùng lạc hậu giữa thời đại ngày nay, với cộng đồng dễ bị tổn thương trong thời điểm nhạy cảm này.

Mỗi ngày, có nhiều người mắc Covid-19 đang dần khỏe lại và hoàn toàn hồi phục, do đó chúng ta hãy sống trọn từng khoảnh khắc, tin vào những điều lạc quan và chia sẻ các thông tin tích cực để giúp nhau vượt qua giai đoạn chông gai này. Luôn nhớ làm tốt 5 điều Bộ Y tế dặn: hạn chế đi lại, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nhà cửa, khai báo y tế. Sau cùng, nếu phát hiện có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác và nghi ngờ bị Covid, gọi ngay đường dây nóng: 19009095 hoặc 19003228 để được hướng dẫn đến đúng nơi sàng lọc Covid và điều trị bệnh.


Hệ thống phòng khám Glink Việt Nam

  • Miền Nam
    • Phòng khám Tp.HCM 1: 224/28 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 – Hotline: 0932108534Fanpage
    • Phòng khám Tp.HCM 2: 872/10 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp – Hotline: 0909424534Fanpage
    • Phòng khám Thủ Đức: 17 Đường số 12, phường Trường Thọ, Tp.Thủ Đức  – Hotline: 0903881705Fanpage
    • Phòng khám Đồng Nai: C61 Khu Liên Kế – KDC Bửu Long, khu phố 1, phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa – Hotline: 0909694534Fanpage
    • Phòng khám Cần Thơ: 152/18A Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – Hotline: 0787787455Fanpage
  • Miền Bắc
    • Phòng khám Hà Nội: 18 Ngõ 9, Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – Hotline: 0931236534Fanpage
  • Miền Trung
    • Phòng khám Nghệ An: 5A/112 Lệ Ninh, phường Quán Bàu, thành phố Vinh – Hotline: 0913140234Fanpage

Tin liên quan

  • 6 Nhóm thuốc ARV bạn cần biết

    Có sáu loại thuốc kháng vi-rút chính. Các lớp khác nhau hoạt động ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời HIV để ngăn chặn nó tạo ra vi-rút mới. Nói chung, thuốc từ hai (hoặc đôi khi là ba) lớp được kết hợp để đảm bảo tấn công kết hợp vào HIV. Những điểm chính Có…

  • Tại sao phải tuân thủ điều trị HIV?

    Vì HIV cần điều trị suốt đời, điều quan trọng đối với người nhiễm HIV là thường xuyên đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Chăm sóc y tế đang thực hiện bao gồm theo dõi để đảm bảo chế độ điều trị HIV của một người đang kiểm soát vi-rút. 1….

  • Sàng lọc lao ở người có HIV

    Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người có HIV. Tuy nhiên, nếu được sàng lọc thường xuyên và điều trị dự phòng lao bằng thuốc Isoniazid (INH) càng sớm, kết hợp với việc tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV sẽ càng giảm khả năng mắc phải các bệnh lao….

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED