Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ chuyển hóa năng lượng từ thức ăn vào thấp kết hợp với nhu cầu năng lượng tăng lên do nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân chính dẫn đến giảm cân do HIV. Do đó, người có HIV cần tăng cường bữa ăn về chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu cơ thể, tăng hiệu quả điều trị ARV.

Cụ thể, người có HIV cần tăng về số lượng (khối lượng) bữa ăn như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ em trong giai đoạn đang phát triển ở giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng (giai đoạn lâm sàng II), nhu cầu năng lượng có thể tăng 10% để duy trì trọng lượng cơ thể và hoạt động thể chất.Có nghĩa là cần tăng khối lượng bữa ăn lên thêm 10% (bao gồm cả việc tăng đầy đủ và đồng đều các nhóm chất dinh dưỡng) lên 10% so với khi chưa nhiễm HIV.Trong trường hợp,bạn không biết nhu cầu dinh dưỡng của bạn là bao nhiêu,có thể trao đổi với bác sĩ,chuyên gia dinh dưỡng.
  • Trong giai đoạn HIV có triệu chứng và giai đoạn AIDS (giai đoạn lâm sàng III và IV) nhu cầu năng lượng tăng khoảng 20% đến 30% để duy trì trọng lượng cơ thể người lớn.
  • Với trẻ em sụt cân hoặc người suy dinh dưỡng nặng, năng lượng tiêu thụ cần được tăng từ 50% đến 100% so với nhu cầu bình thường.
  • Chưa có bằng chứng để hỗ trợ các khuyến nghị cụ thể về quản lý suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em nhiễm HIV. Trong trường hợp này, cần thiết phải trao đổi với bác sĩ điều trị của trẻ.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: chưa có dữ liệu cụ thể về tác động của HIV/AIDS và các tình trạng liên quan đến nhu cầu năng lượng trong thời kỳ mang thai và cho con bú cao hơn những yêu cầu đã được xác định đối với phụ nữ không nhiễm HIV. Hiện tại, mức năng lượng khuyến nghị cho người lớn nhiễm HIV cũng nên áp dụng cho phụ nữ nhiễm HIV có thai và cho con bú.

Lượng chất đạm trong mỗi bữa ăn nên chiếm từ 12% đến 15% tổng lượng thức ăn. 

Tăng cường nhóm chất và vi chất dinh dưỡng ở người có HIV

Chất đạm

Hiện tại không có đủ dữ liệu để hỗ trợ việc tăng lượng chất đạm cho người nhiễm HIV trên mức yêu cầu bình thường đối với sức khỏe. Điều này đồng nghĩa với việc lượng chất đạm trong mỗi bữa ăn nên chiếm từ 12% đến 15% tổng lượng thức ăn.

Chất béo

Mặc dù cũng chưa có bằng chứng cho thấy tổng nhu cầu chất béo tăng lên vượt quá nhu cầu bình thường do nhiễm HIV. Tuy nhiên, lời khuyên đặc biệt về lượng chất béo có thể được yêu cầu đối với những người đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoặc bị tiêu chảy kéo dài.

Vi chất dinh dưỡng

Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với chức năng miễn dịch và bệnh truyền nhiễm đã được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của vi chất dinh dưỡng cá nhân và đa vi chất trong dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV và các bệnh liên quan cần được chú ý hơn nữa.

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B-complex, và vitamin C và E, có thể cải thiện tình trạng miễn dịch, ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ em và phụ nữ mang thai, bao gồm tăng cân tốt hơn trước khi sinh của mẹ và giảm tử vong của thai nhi, giảm khả năng trẻ sinh non và nhẹ cân.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B-complex, và vitamin C và E, có thể cải thiện tình trạng miễn dịch

Các vi chất dinh dưỡng đã tạo ra kết quả tích cực về sức khỏe ở những người nhiễm HIV bao gồm bổ sung kẽm để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em. Tính an toàn và hiệu quả của việc bổ sung kẽm ở người lớn và trẻ em nhiễm HIV hiện đang được nghiên cứu.

Điều trị ARV là một phần thiết yếu của chăm sóc người nhiễm HIV. Các can thiệp dinh dưỡng phải là một phần không thể thiếu trong tất cả các chương trình điều trị HIV. Cải thiện s chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể nâng cao khả năng đáp ứng thuốc, nâng cao khả năng tuân thủ cũng như hiệu quả điều trị ARV.

Bài viết có tham khảo tài liệu: Nutrient requirements for people living with HIV/AIDS, WHO

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED