Có HIV dương tính không khác gì âm tính với HIV, bạn luôn cần phải tập thể dục, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh cho mọi người, bao gồm cả những người nhiễm HIV.
4 Lợi ích khi tập thể dục
- Cải thiện tâm trạng, giúp bạn vui vẻ hơn
- Tăng cường khả năng tập trung, suy nghĩ
- Giảm căng thẳng, lo lắng
- Giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn
Hoạt động thể chất đồng thời có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải, hoặc giúp hạn chế sự tiến triển khi mắc phải các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư – những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV.
Những bài tập thể dục nên thực hiện
Theo Hướng dẫn hoạt động thể năm 2018, một người trưởng thành cần ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần hoạt động aerobic cường độ vừa phải kết hợp với các hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
Các hoạt động aerobic cường độ vừa như:
- Đi bộ nhanh
- Bơi lội
- Đạp xe đạp
- Khiêu vũ, nhảy hiện đại
- Làm vườn
- Đánh cầu lông hoặc quần vợt
- Nhảy dây
Các bài tập tăng cường cơ bắp như:
- Chống đẩy (hít đất)
- Nâng, đẩy tạ
- Tập luyện với máy tập đa năng

bạn có thể tập luyện cùng với những người khác, tập luyện theo nhóm để có thêm niềm vui khi luyện tập
Các biện pháp tăng cường hiệu quả luyện tập
Để việc luyện tập thể dục được hiệu quả và duy trì thường xuyên, hãy chọn các môn mà bạn yêu thích. Lập kế hoạch tập luyện với thời gian rõ ràng và có các phương pháp nhắc nhở.
Tập thể dục với người có HIV và người không có HIV không có sự khác biệt. Do đó, bạn có thể tập luyện cùng với những người khác, tập luyện theo nhóm để có thêm niềm vui khi luyện tập, từ đó nâng cao hiệu quả về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.