Ngày 1/12 hàng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống AIDS, là dịp để tất cả các quốc gia hưởng ứng với tinh thần quyết tâm chấm dứt đại dịch HIV/AIDS. Ngày 1/12/2021 sắp tới còn chính thức đánh dấu 40 năm kể từ lúc công bố 5 trường hợp nhiễm AIDS đầu tiên trên thế giới.

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay là Chấm dứt đại dịch HIV/AIDS: Tiếp cận bình đẳng, Tiếng nói của mọi người (Ending the HIV Epidemic: Equitable Access, Everyone’s Voice), cam kết trong việc chấm dứt đại dịch AIDS trên toàn cầu bằng cách bài trừ những bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ y tế, sức khỏe và đảm bảo luôn lắng nghe, chia sẻ cùng những người nhiễm HIV.

Một đại diện đặc biệt về Y tế Toàn cầu, Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ AIDS (PEPFAR) của Tổng thống Hoa Kỳ chia sẻ, vì họ được biết đến như là lực lượng đi đầu trên hành trình phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, bao gồm việc cung cấp vắc-xin và hỗ trợ nhiều quốc gia trong quá trình phục hồi trở lại, nên để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu thì họ cần nổ phát pháo đầu tiên nhằm kêu gọi thế giới hưởng ứng, đổi mới hơn trong nhận thức và đầu tư hơn vào cộng đồng của mình.

Với việc ngăn ngừa và điều trị HIV trong nước lẫn trên thế giới, họ cũng đạt được nhiều tiến bộ đáng kể với sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm, cộng đồng bị ảnh hưởng bởi HIV, sự hợp tác giữa các chính phủ, các công ty tư nhân và các cơ sở nghiên cứu, học thuật. Những khám phá và cải tiến mới ấy đã góp phần làm giảm các ca lây truyền HIV mới, giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn. Đồng thời, tiến tới thực hiện các bước quan trọng nhằm giải quyết sự kỳ thị với HIV trong cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, HIV vẫn là mối đe dọa lớn mà một số dân số và khu vực nhất định của các quốc gia phải hứng chịu phần lớn gánh nặng, kèm theo đó là sự bất bình đẳng dai dẳng, dấu hiệu cho thấy cần phải tập trung nỗ lực hơn để đảm bảo công bằng trong tiếp cận và phục vụ những người cần hỗ trợ nhất. Có thể kể đến các nhóm bị ảnh hưởng chính như: cộng đồng đồng tính nam, lưỡng tính và những người đàn ông khác có quan hệ tình dục đồng giới; chủng tộc và dân tộc thiểu số; người chuyển giới; cộng đồng LGBTQI+; người sử dụng ma túy; và những nhóm người bị thiệt thòi khác.

Được biết, Kế hoạch Khẩn cấp Cứu trợ AIDS (PEPFAR) của Tổng thống Hoa Kỳ đã cứu sống hơn 20 triệu người và ngăn chặn hàng triệu ca nhiễm HIV trên thế giới, từ đó hỗ trợ nhiều quốc gia đạt được kiểm soát dịch HIV. Trong 18 năm qua, dưới sự dẫn dắt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, PEPFAR cũng đã cung cấp cho hàng triệu người tại 55 quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến dự phòng, điều trị HIV.

Chiến dịch “Ngàn bước đi” hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 2021

Chủ đề Chấm dứt đại dịch HIV/AIDS: Tiếp cận bình đẳng, Tiếng nói của mọi người của Ngày Thế giới phòng chống AIDS, muốn nhấn mạnh rằng không thể hành động một mình trên hành trình chấm dứt HIV/ADIS, mà cần lắm sự chung tay của tất cả người dân, cộng đồng, khu vực và quốc gia trên toàn cầu. Họ sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ với các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs); mạng lưới những người nhiễm HIV; các bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu; các chính phủ tiểu bang, địa phương và nước ngoài. Bên cạnh đó, không ngừng hỗ trợ những đổi mới trong giải quyết các vấn đề cá nhân, cộng đồng, lẫn các yếu tố cấu trúc và bất bình đẳng tác động đến dịch HIV/AIDS.

Nhìn nhận và suy nghĩ về những người đã mất do AIDS, cùng gần 38 triệu người đang sống chung với HIV khắp mọi quốc gia, PEPFAR chắc chắn trong việc cam kết đồng hành cùng các cộng đồng liên quan để hỗ trợ lẫn nhau, hướng tới chấm dứt đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế giới.

Tin liên quan

  • Tình dục an toàn trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Thách thức và Cơ hội

    Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuộc sống của chúng ta ngày càng bị chi phối bởi công nghệ, từ cách chúng ta giao tiếp, học tập đến cách chúng ta làm việc và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Trong bối cảnh đó, tình dục an toàn cũng đang trải qua những…

  • Tại sao giáo dục tình dục toàn diện quan trọng?

    Giáo dục tình dục toàn diện (Comprehensive Sexuality Education – CSE) là một công cụ quan trọng trong việc trang bị cho mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, kiến thức và kỹ năng để đưa ra những quyết định an toàn và đúng đắn liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh…

  • Cập nhật những phương pháp phòng ngừa STIs hiệu quả 2024

    Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu, với hàng triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Mặc dù nhiều bệnh STIs có thể điều trị được, nhưng một số có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu…

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED