Sự kì thị trong đại dịch có thể làm trầm trọng thêm các bất bình đẳng hiện có, bao gồm những bất bình đẳng liên quan đến chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng nhập cư và xu hướng tình dục. Sự kì thị với một số tình trạng sức khỏe nhất định đã được quan sát thấy trong đại dịch HIV, Ebola, Zika, và bây giờ là COVID. Việc ngăn ngừa trước sự kì thị trong một trận đại dịch có thể giúp ích cho các biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm kịp thời và hỗ trợ tuân thủ điều trị.
Xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến COVID là một phần không thể thiếu trong các nỗ lực nhằm ứng phó với đại dịch. Mạng lưới những người sống chung với HIV, các nhóm dân số bị ảnh hưởng bởi HIV đã có 30 năm kinh nghiệm thực hiện các chương trình giảm kì thị, do đó, bài học đối phó với kì thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV có nhiều điểm tương đồng để có thể áp dụng đối với dịch bệnh COVID.
Dưới đây là một số khuyến nghị từ Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đưa ra để đối phó với kì thị và phân biệt đối xử liên quan tới COVID, đút kết từ kinh nghiệm trong bối cảnh HIV mà Glink đã tổng hợp lại một cách chọn lọc để giới thiệu cho các tổ chức cộng đồng (và những người quan tâm).
Thiết lập các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn ảo (trực tuyến) và các nhóm hỗ trợ cho những người làm trong những lĩnh vực thiết yếu để giúp họ đối phó với căng thẳng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) trong bối cảnh COVID.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho những người được chẩn đoán hoặc hồi phục sau COVID để giảm thiểu sự kỳ thị trong; nếu có thể, các phiên họp nên được dẫn dắt hoặc đồng hỗ trợ bởi những người đã khỏi bệnh COVID.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhóm dân cư có nguy cơ “bị bỏ lại phía sau” trong phản ứng COVID, bao gồm tiếp cận các chương trình bảo trợ xã hội, khẩu trang và nước rửa tay, xét nghiệm và điều trị COVID miễn phí, các dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần.
- Cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), bao gồm khẩu trang, mặt nạ che mặt, găng tay và chất khử trùng, cho những người chăm sóc các thành viên gia đình mắc bệnh COVID tại nhà để giảm nguy cơ và giảm bớt nỗi sợ hãi liên quan đến việc lây truyền COVID và đảm bảo các thành viên gia đình mắc bệnh nhận được chăm sóc và hỗ trợ cần thiết
- Lan tỏa kiến thức chính xác trong cộng đồng về cách COVID lây truyền và không lây truyền cũng như cách mọi người có thể chăm sóc an toàn cho những người thân yêu được chẩn đoán mắc bệnh COVID để giảm các hành vi kì thị và thúc đẩy các cách không kì thị để hỗ trợ các thành viên cộng đồng được chẩn đoán hoặc phục hồi sau COVID.
- Sử dụng ngôn ngữ không kì thị để giảm bớt sự đổ lỗi, ví dụ: “Những người được chẩn đoán với COVID” thay vì “những người bị nhiễm COVID” và “những người đã hồi phục sau COVID” thay vì “những người sống sót sau COVID-19”. Không gán COVID cho một địa điểm, khu vực hoặc một nhóm người cụ thể.
Thiết lập tại nơi làm việc, văn phòng tổ chức cộng đồng
- Kết hợp COVID vào các chính sách tại nơi làm việc theo hướng dẫn an toàn COVID của địa phương.
- Đặc biệt chú ý đến vấn đề giới trong các chính sách liên quan đến làm việc tại nhà và nghỉ việc riêng và nghỉ ốm, thừa nhận rằng phụ nữ gánh vác gánh nặng chăm sóc trẻ em không thể đi học hoặc đi học và các thành viên trong gia đình có người nhiễm bệnh
- Hợp tác với những người lao động đã khỏi COVID để nói chuyện với nhân viên và góp phần giảm kỳ thị và phân biệt đối xử (ví dụ: viết blog hoặc chia sẻ video ngắn về trải nghiệm của họ với COVID)
- Cung cấp cho tất cả nhân viên thông tin chính xác, cập nhật về COVID và các bệnh đi kèm cũng như hiểu biết pháp luật để giảm bớt sự sợ hãi và khuyến khích thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tham gia kịp thời với hệ thống chăm sóc sức khỏe nếu có triệu chứng.
Thiết lập tại các phòng khám, dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tích hợp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, kết nối dịch vụ hỗ trợ liên quan tới COVID tại các cơ sở cung cấp dịch vụ để cung cấp hướng dẫn tại chỗ hoặc trực tuyến và nâng cao nhận thức cho những khách hàng trong cộng đồng.
- Cung cấp thông tin, kiến thức của việc chăm sóc an toàn cho gia đình và người chăm sóc của những người được chẩn đoán mắc COVID
- Đào tạo, cung cấp kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe liên quan tới COVID cho nhân viên y tế cộng đồng và các bên liên quan để họ được trang bị kiến thức mới nhất và có thể giảm thiểu quan niệm sai lầm trong cộng đồng về COVID và giảm kì thị và phân biệt đối xử có thể phát sinh do thiếu kiến thức , quan niệm sai lầm và sợ hãi.
- Đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên chăm sóc sức khỏe và thái độ đối vời người bị ảnh hưởng bởi COVID và có hướng xử lý, thay đổi cho phù hợp
- Đảm bảo PPE để phòng ngừa COVID luôn được dự trữ để bảo vệ các nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khách hàng và những người liên quan khác; điều này đảm bảo các cộng đồng được tiếp cận với các dịch vụ một cách an toàn, giảm nguy cơ lây truyền COVID và giảm thiểu nỗi sợ lây nhiễm và các hành vi kì thị giữa các nhân viên và giữa nhân viên với khách hàng.