Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao trên thế giới, với khoảng 8 triệu người nhiễm viên gan B và một triệu người mắc viêm gan C. Trong số đó, mỗi năm có hơn 40 ngàn người tử vong.

Những số liệu gây chú ý trên được đưa ra tại Hội thảo thường niên kỷ niệm Ngày Viêm gan Thế giới với chủ đề “Chung tay phòng trị viêm gan, xơ gan và ung thư gan” do Hội Gan mật Việt Nam, Phân hội Phẫu thuật Gan mật tuỵ Việt Nam phối hợp Bệnh viện Quân y 354 tổ chức ngày 28/7 tại Hà Nội.

Thiếu tướng, GS. TS. Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam nhấn mạnh, trong 10 năm qua, phong trào “Toàn dân chung tay đánh gục virus viêm gan” đã được triển khai rộng khắp cả nước thông qua nhiều hoạt động thiết thực, với hàng triệu lượt người được khám và điều trị.

Tuy nhiên, viêm gan do virus không có nhiều triệu chứng sớm nên được mô tả là “sát thủ thầm lặng” với sức khỏe con người. Trong trường hợp người nhiễm phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, mỗi năm ở Việt Nam vẫn ghi nhận khoảng 40 ngàn người chết do bệnh lý liên quan đến viêm gan B và viêm gan C. Ở khu vực châu Á – Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng thứ hai sau Mông Cổ.

Thiếu tướng, GS. TS. Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam nhấn mạnh, trong 10 năm qua, phong trào “Toàn dân chung tay đánh gục virus viêm gan” đã được triển khai rộng khắp cả nước thông qua nhiều hoạt động thiết thực, với hàng triệu lượt người được khám và điều trị.

Tuy nhiên, viêm gan do virus không có nhiều triệu chứng sớm nên được mô tả là “sát thủ thầm lặng” với sức khỏe con người. Trong trường hợp người nhiễm phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, mỗi năm ở Việt Nam vẫn ghi nhận khoảng 40 ngàn người chết do bệnh lý liên quan đến viêm gan B và viêm gan C. Ở khu vực châu Á – Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam đứng thứ hai sau Mông Cổ.

Tin liên quan

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GLINK VIỆT NAM - Copyright Glink © GLINK VIETNAM SOCIAL ENTERPRISE COMPANY LIMITED